Cẩm nang hướng dẫn đọc hiểu bảng giá chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán là việc người chơi thực hiện mua, bán và nắm giữ chứng khoán trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức, chiến lược phù hợp để việc đầu tư trở nên hiệu quả. Và kỹ năng đọc bảng giá chứng khoán được xem là bài học […]

Đầu tư chứng khoán là việc người chơi thực hiện mua, bán và nắm giữ chứng khoán trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức, chiến lược phù hợp để việc đầu tư trở nên hiệu quả. Và kỹ năng đọc bảng giá chứng khoán được xem là bài học nhập môn mà người chơi nào cũng phải trải qua.

Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội). Ngoài ra, mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng phục vụ người chơi. Tuy nhiên, thông số cơ bản của tất cả các bảng giá là hoàn toàn giống nhau.

Cột “Mã chứng khoán”: Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết đều được cấp 1 mã chứng khoán riêng (thông thường là tên viết tắt của công ty đó) từ Trung tâm giao dịch chứng khoán (viết tắt là TTGDCK), điều này giúp người chơi tìm kiếm mã giao dịch của công ty mà mình mong muốn một cách dễ dàng.

Cẩm nang hướng dẫn đọc hiểu bảng giá chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Cột giá “Trần” (màu tím): Là mức giá cao nhất mà người chơi có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch, trong đó:

Tại sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;

Tại sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.

Cột giá “Sàn” (màu xanh biển): Là mức giá thấp nhất mà người chơi có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch, trong đó:

Tại sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với giá tham chiếu;

Tại sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với giá tham chiếu.

Ví dụ minh họa về cách tính giá “Trần” và giá “Sàn” như sau:

Trên sàn HOSE mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 22.0 (24.000đ/cổ phiếu).

Giá trần = 25.0 + (10% * 25.0) = 27.5

Giá sàn = 25.0 – (10% * 25.0) = 22.5

Như vậy người chơi chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 22.500 – 27.500 đồng/cổ phiếu, nếu đặt giá ngoài biên dao động này, lệnh sẽ không được khớp.

Lưu ý:

Màu xanh lá: là mức giá cao hơn giá tham chiếu, nhưng không phải là giá trần

Màu đỏ: là mức giá thấp hơn giá tham chiếu, nhưng không phải là giá sàn

Cột giá “Tham chiếu” (màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn.

Cột giá “Khớp lệnh”: Là cột giá giúp người chơi tìm ra mức giá có khối lượng giao dịch nhiều nhất, con số hiển thị dựa trên cơ sở khớp các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.

Cột “Khối lượng khớp lệnh”: là cột thể hiện khối lượng chứng khoán đã được giao dịch thành công.

Cột “Thay đổi”: là cột thể hiện sự chênh lệch giữa mức giá hiện tại và giá tham chiếu.

Cột “Mua”: là cột thể hiện cho người chơi thấy 3 mức giá có thể đặt mua tốt nhất kèm với đó sẽ là khối lượng đặt mua tương ứng để người chơi tham khảo.

Cột “Bán”: Tương tự như cột mua, cột bán sẽ thể hiện mức giá bán tốt nhất và khối lượng chào bán tương ứng.

Lưu ý đối với cột “Mua” và “Bán”:

Cột “Giá 1” và “KL 1”: thể hiện mức giá đặt mua/ chào bán cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua/ chào bán tương ứng. Lệnh đặt mua/ chào bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua/ chào bán khác.

Cột “Giá 2” và “KL 2”: thể hiện mức giá đặt mua/ chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua/ chào bán tương ứng. Lệnh đặt mua/ chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua/ chào bán ở mức Giá 1.

Cột “Giá 3″ và ” KL 3″: thể hiện mức giá đặt mua/ chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua/ chào bán ở mức Giá 2.

Thời gian giao dịch cụ thể như sau:

Cẩm nang hướng dẫn đọc hiểu bảng giá chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu

Đối với sàn HNX (Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội):

  • 9h00 – 11h30: Phiên khớp lệnh liên tục.
  • 11h30 – 13h00: Nghỉ trưa.
  • 13h00 – 14h30: Phiên khớp lệnh liên tục.
  • 14h30 – 14h45: Phiên định kỳ đóng cửa.
  • 14h45 – 15h: Phiên sau giờ.

Đối với sàn HOSE (Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM):

  • 9h00 – 9h15: Phiên định kỳ mở cửa.
  • 9h15 – 11h30: Phiên khớp lệnh liên tục.
  • 11h30 – 13h00: Nghỉ trưa.
  • 13h00 – 14h30: Phiên khớp lệnh liên tục.
  • 14h30 – 14h45: Phiên định kỳ đóng cửa.
  • 14h45 – 15h: Đóng giao dịch.

Bên trên là những thông tin cơ bản cần thiết giúp người chơi bước đầu gia nhập vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, còn một vài cột mà người chơi có thể tham khảo thêm như là:

Cột “Dư mua / Dư bán”: là cột biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp. Thông thường, khi kết thúc ngày giao dịch thì Cột “Dư mua / Dư bán” sẽ biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

Cột “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): là cột thể hiện khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch. Trong đó, cột “Mua” là số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua và cột “Bán”là số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích giúp người chơi có thêm động lực và sẵn sàng trở thành nhà đầu tư mới chọn lựa đúng quỹ đầu tư phát sinh lợi nhuận nhé.

Tổng hợp các loại chứng khoán hiện nay

Tổng hợp các loại chứng khoán hiện nay

Chứng khoán cụ thể có bao nhiêu loại và đặc điểm của từng loại là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại chứng khoán trong bài viết dưới đây nhé.

Rủi ro cần biết khi tham gia vào thị trường chứng khoán

Rủi ro cần biết khi tham gia vào thị trường chứng khoán

Đầu tư chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư thu về những khoản lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên những rủi ro tiềm ẩn cũng là điều mà các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi tham gia.

Bí kíp đầu tư hiệu quả chứng khoán dài hạn

Bí kíp đầu tư hiệu quả chứng khoán dài hạn

Để kết quả đầu tư chứng khoán có hiệu quả thì việc lựa chọn kênh đầu tư thôi chưa đủ mà việc cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư cũng rất là quan trọng